Message Icon
078 522 2668
Phone Icon
Thời gian làm việc
Thứ 2 - CN: 8:00 - 20:00

Địa chỉ

  • 54/29i Phạm Hùng, Bình Hưng, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh
  • Mon - Sun 8.00am - 8.00pm
  • Hotline: 078 522 2668

Cạo vôi răng

Vôi răng là gì?

Vôi răng  là những mảng bám cứng dính chặt vào bề mặt răng. Vôi răng hình thành do các vi khuẩn tác động lên các thức ăn còn sót lại, lâu ngày sẽ tích tụ và cứng dần bám chặt ở ngay đường nướu hoặc dưới đường nướu, có thể gây kích ứng mô nướu.

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của vôi  răng là lớp có màu vàng hoặc nâu trên răng hoặc nướu, tương đối gây mất thẩm mỹ. vôi răng còn tạo thêm diện tích cho mảng bám phát triển và bám chặt hơn từ đó sẽ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn như sâu răng và các bệnh về nướu.

Vôi răng không thể được tự lấy bằng bàn chải hoặc bất cứ dụng cụ nào khác, mà cần đến phòng khám nha khoa để các nha sĩ lấy sạch chúng bằng kỹ thuật riêng và máy móc chuyên dụng. Quá trình này gọi là cạo vôi răng.

Tác hại của vôi răng

  • Cao răng bám trên răng gây cản trở cho việc vệ sinh răng miệng, dễ gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi.
  • Cao răng là nơi trú ngụ lý tưởng của các loại vi khuẩn gây nên bệnh răng miệng. Các vi khuẩn này lên men đường trong thức ăn tạo acid và các hợp chất có tính acid làm hỏng men răng, dẫn đến sâu răng.
  • Độc tố của vi khuẩn trong cao răng trong kẽ răng có thể gây ra viêm. Nếu để lâu, vôi răng có thể phát triển dần về kích thước, lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng và có thể làm rụng răng. Vi khuẩn trong vôi răng gây kích ứng nướu răng, tình trạng viêm nướu ở mức độ nhẹ có thể xảy ra với các triệu chứng như nướu sưng, đỏ, chảy máu nướu… Nếu không được theo dõi loại bỏ và vệ sinh đúng cách sẽ tiến triển thành bệnh viêm nha chu, mô nha bị suy yếu, đẩy lợi tụt xuống, không thể giữ được răng, dẫn đến răng lung lay và hậu quả cuối cùng là rụng mất răng. (Bệnh nha chu còn gây ra một số bệnh nguy hiểm khác như tim mạch, đái tháo đường… ảnh hưởng đến sức khỏe).
  • Cao răng không những đe dọa sức khỏe của răng và nướu mà nó còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Hãy phòng ngừa vôi răng đúng cách:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày, tốt nhất nên đánh răng sạch sẽ sau khi ăn.
  • Súc miệng với nước súc miệng kháng khuẩn hoặc nước muối pha loãng sau khi đánh răng.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, loại bỏ các thức ăn thừa bám vào.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn những thức ăn bám dính, cần đánh răng sau mỗi lần ăn những thức ăn có màu, có độ bám dính cao.
  • Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần để tránh hình thành cao răng quá lâu, gây khó khăn cho việc làm sạch răng.

Tác dụng của việc cạo vôi răng:

–  Có thể lấy đi 100% vi khuẩn và các độc tố nội tại.

–  Là giải pháp tốt nhất để lấy đi vết dính và mảng bám.

– Tái tạo bề mặt răng trơn đều.

– Tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng.

– Không tạo áp lực trên răng.

– Có thể lấy đi vết dính và mảng bám cứng đầu trong thời gian ngắn.

– Có thể làm sạch cho khách hàng đã cấy implant.


Qui trình làm sạch răng tại Nha khoa Hồng Minh với công nghệ tiên tiến nhất:

  • Lấy cao răng với máy siêu âm: Các đầu cạo vôi chất lượng cao ,dao động với tần suất cao cùng với các tia nước có thể làm sạch hoàn toàn các mảng bám và vôi răng.
  • Làm sạch vết dính và đánh bóng răng: sử dụng hỗn hợp của khí thổi, tia nước và bột bicarbonate để lấy sạch các vết dính và đánh bóng, làm sạch răng.

Với công nghệ lấy vôi răng  hiện đại, Nha khoa Hồng Minh là địa chỉ uy tín hàng đầu hiện nay đã giúp cho nhiều khách hàng làm sạch răng và tự tin hơn với:

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng thiết bị máy móc tiên tiến.
  • Đảm bảo yếu tố vô trùng, an toàn và giải quyết vấn đề triệt để.
  • Tuân thủ đúng quy trình chuẩn  của Bộ Y tế.

Liên hệ ngay với chúng tôi theo tổng đài 093 317 76 68 để được tư vấn thêm hoặc bạn có thể đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Hồng Minh để được khám và tư vấn miễn phí.

Cạo vôi răng là một hình thức giúp bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn nhằm tránh gây ra các bệnh răng miệng cho bạn. Nhưng nếu một hoặc hai chiếc răng bạn đã bị phá huỷ rồi thì làm cách nào để khắc phục để tránh gây ảnh hưởng đến những răng khoẻ mạnh còn lại? Bạn có thể tham khảo ở bài viết tiếp theo.